Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ nhỏ khi gặp hỏa hoạn – Nikawa Việt Nam
Giỏ hàng

Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ nhỏ khi gặp hỏa hoạn

Đăng bởi phùng hùng ngày bình luận

Đối tượng đầu tiên bị mất bình tĩnh cũng như không biết cách xử lý tình huống ra sao khi gặp hỏa hoạn.Vì vậy để phòng tránh những trường hợp xấu xảy đến, các bậc cha nên trang bị cho con mình những kỹ năng thoát hiểm cần thiết trước mọi tình huống và trong mọi trường hợp.

Kỹ năng 1: Hướng dẫn trẻ phát hiện những biểu hiện của hỏa hoạn

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Khi ngửi thấy có mùi khét, hoặc trông thấy có lửa cháy tại bất kỳ khu vực nào tại không gian trẻ nhỏ đang ở hiện tại. Nếu có người lớn thì báo thật nhanh với người lớn để ứng phó. 

Trường hợp các con chỉ có một mình thì nên bấm điện thoại gọi đến số 114, số máy của lính cứu hỏa.

Nếu các con bị mắc kẹt và có người lớn bên cạnh, các con nên bình tĩnh và nghe theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Kỹ năng 2: Hướng dẫn trẻ tìm lối thoát nạn

Hãy chỉ cho trẻ nhỏ lối thoát hiểm trong nhà, nếu nhà đơn lẻ có 1 cửa ra thì đó chính là lối thoát hiểm. Trường hợp nhà có 2 cửa trước và sau đều có thể dẫn ra ngoài thì nên chỉ rõ cho trẻ để trẻ có thể thoát ra khi gặp sự cố.

Còn nhà trên tầng, hãy thoát ra bằng cửa vào buồng thang bộ chống nhiễm khói. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi cứu hỏa.

Nếu ở chung cư, trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần nhất (có chữ EXIT màu xanh). Quan sát không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.

Kỹ năng 3: Xử lý tình huống khi thấy khói 

Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó.

Trường hợp toàn bộ đều có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo con đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy.

Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công, đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.

Ngoài ra, cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ bò sát dưới mặt đất, sàn nhà để tránh hít phải khói độc dẫn đến ngạt khói. 

Kỹ năng 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng những thiết bị phòng chống cháy nổ 

Một trong kỹ năng quan trọng cần trang bị cho trẻ nhỏ, bạn nên hướng dẫn trẻ nhỏ cách sử dụng bình cứu hỏa để khống chế những đám cháy nhỏ.

Hay sử dụng mặt nạ phòng độc, chăn nền chống cháy để bảo vệ chính bản thân mình thoát khỏi đám cháy.

Kỹ năng 5: Sử dụng thiết bị thoát hiểm

Hiện nay những thiết bị thoát hiểm rất nhiều, rất nhiều những loại khác nhau tuy nhiên không phải thiết bị thoát hiểm nào cũng phù hợp với với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như thang dây thoát hiểm tương đối nặng và khó dùng đối với trẻ nhỏ.

Vì vậy bạn nên lựa chọn những thiết bị thoát hiểm phù với trẻ nhỏ đảm bảo dễ sử dụng và an toàn.

Gợi ý: Bộ dây thoát hiểm tự động NIKAWA

Dễ dàng sử dụng với cả trẻ nhỏ, người già và phụ nữ.

Bên cạnh đó bạn cần hướng dẫn, thao tác để trẻ nhỏ có thể thực hiện được. Trang bị những kỹ năng cần thiết với trẻ nhỏ để trẻ bình tĩnh, xử lý mọi tình huống trong cuộc sống không riêng gì những trường hợp cháy, nổ.