Tình hình cháy nổ trên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt với những khu chung cư và khu nhà ở cao tầng. Trước những diễn biến phức tạp như vậy, thì người dân dã có ý thức, chủ động hơn trong việc trang bị trong gia đình những thiết bị phòng chống cháy nổ trong gia đình: bình cứu hỏa, chăn nền chống cháy hay mặt nạ phòng độc, hay dây thoát hiểm…
Bên cạnh những thiết bị phòng cháy được trang bị trong gia đình thì việc huấn luyện những kỹ năng thoát hiểm là vô cùng cần thiết đối với các thành viên trong gia đình. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi mà đối tượng này thường có tâm lý hoảng sợ nhiều nhất.
Hướng dẫn trẻ nhận biết cháy và giữ bình tĩnh biết lỗi thoát hiểm trong gia đình
Hướng dẫn trẻ nhỏ nhận biết đám cháy vô cùng quan trọng, trong gia đình có trẻ nhỏ thường hay ham chơi, mỗi khi từ lớp về thường chú ý đến những chương trình TV vì vậy không hay để ý đến nhiều thứ xung quanh. Vì vậy, sau mỗi buổi đi học về, hoặc mỗi ngày nghỉ bạn nên hướng dẫn trẻ nhỏ cách nhận biết khi có cháy. Chú ý nếu phát hiện những đám khói phía trên đầu và có mùi khét thì nhanh chóng báo với phụ huynh hoặc gọi đến số 114 để lính cứu hỏa đến ứng cứu kịp thời.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị kích động và hoảng loạn nhất, đặc biệt với những tình huống liên quan đến cháy nổ. Bạn cần hướng dẫn cách giữ bình tĩnh xử lý tình huống và tìm đến lối thoát hiểm nơi mà trẻ sinh sống.
Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ nhỏ
Dùng khăn hoặc vải ướt che kín miệng lại tránh bị bỏng đường hô hấp, hay hít phải khói độc. Hoặc có thể làm ướt quần áo để tránh bị bén lửa.
Nên hướng dẫn trẻ bò sát dưới mặt đất và đến cửa thoát hiểm hoặc nơi lắp đặt dây thoát hiểm. Nên để trẻ biết đến độ cao của khói độc và việc bò sát dưới sàn giúp trẻ nhỏ dễ dàng hít thở và tránh được hỏa hoạn.
Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm
Đặc biệt với những gia đình sống tại khu chung cư và nhà cao tầng. Tránh việc khu ở mất điện và bị mắc kẹt bên trong.
Kiểm tra cửa trước khi mở
Hãy hướng dẫn trẻ khi muốn ra khỏi phòng hay sang những phòng khác, hãy kiểm tra cửa bằng cách sờ vào cửa, hay núm vặn khóa cửa xem có nóng không. Nếu cửa và khóa nóng thì rất có thể đằng sau cánh cửa đó đang có cháy, không nên mở cửa ra.
Lưu ý những khi quần áo của trẻ nhỏ bị bén lửa
Khi quần bị bén lửa hãy nhắc trẻ dừng lại, nằm xuống đất và cuộn lăn trên mặt đất. Chú ý lấy 2 tay che mặt lại, điều này sẽ giúp dập tắt ngọn lửa trên người trẻ.
Nếu mở được cửa an toàn không có khói bụi, không có cháy, hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người.
Trong trường hợp trẻ nhỏ không thể rời khỏi phòng do đám cháy vây quanh
Hãy hướng dẫn trẻ dùng khăn hoặc vải ướt chặn hết tất cả những khe cửa lại, sau đó nằm dưới gầm giường hoặc gầm bàn và hít thở qua khăn ướt.
Nếu trẻ có thể thoát ra ngoài thì tuyệt đối nhắc trẻ không được quay lại đám cháy với bất cứ lý do gì.
Hướng dẫn trẻ sử dụng dây thoát hiểm an toàn
Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ những kỹ năng di chuyển và tìm lỗi thoát hiểm an toàn thì việc hướng dẫn trẻ sử dụng dây thoát hiểm cũng là một điều vô cùng cần thiết.
Bạn nên chỉ cho trẻ nhỏ cách sử dụng dây thoát hiểm trong gia đình một cách chi tiết
Bước 1: Nhanh chóng di chuyển đến nơi lắp đặt dây thoát hiểm
Bước 2: Chú ý kiểm tra từng bộ phần của dây thoát hiểm: phần chốt khóa, phần dây đai, ròng rọc, móc treo… và sau đó ném cuộn dây xuống đất, chú ý nhìn xung quanh không để cuộn dây rơi vào người bên dưới.
Bước 3: Đeo dây đai bảo vệ vào ngực (phía dưới nách) sau đó thiết chặt dây không để lỏng đai. Cho chân người xuống trước rồi tuột người xuống theo không được nhảy từ lan can xuống.
Bước 4: quay mặt vào trong tường, dang rộng 2 chân và 2 tay, từ từ đưa người xuống mặt đất an toàn.
Việc trang bị những kỹ nawg thoát hiểm cho trẻ nhỏ càng sớm càng tốt, giúp trẻ chủ động trước mọi tình huống xảy ra.
Bên cạnh đó bạn cần trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy trong gia đình. Đặc biệt là dây thoát hiểm.
Để biết chi tiết các loại dây thoát hiểm bạn có xem thêm tại: https://shop.nikawa.vn/collections/day-thoat-hiem